Đời sốngHotTin tứcTin tức thế giớiTin tức trong ngày

Đấu tranh chống tham nhũng: Tinh thần nhân văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TCDN24H – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chúng ta làm nhân văn, nhân ái, nhân tình. Giáo dục, ngăn ngừa là chính, song nếu phải xử lý thì nghiêm minh đúng pháp luật và phù hợp với lương tâm, tình cảm của con người”.

Một trong những dấu ấn nổi bật mà người đứng đầu Đảng – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại trước khi rời xa cõi tạm, đó chính là hành động không khoan nhượng với tham nhũng. Ngọn cờ chống tham nhũng do Đảng phát động và “người cầm lái” vững vàng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt quyết tâm chính trị cao nhất cho cuộc chiến sinh tử để bảo vệ chế độ, giữ vững niềm tin trong nhân dân.

Câu nói “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành một biểu tượng chống tham nhũng.

Những kẻ thoái hóa, biến chất, bất kể ai, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị đương chức, kể cả sai phạm đã xảy ra từ lâu, bất kể ngành nghề công tác hay trình độ học vấn… cứ đi ngược lại lời thề trước Đảng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, lo vun vén cho bản thân và nhóm lợi ích, làm thất thoát tiền của Nhà nước… đều bị xử lý theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Hơn 11 năm qua, kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban chỉ đạo), nhân dân đã thấy một “diện mạo mới” trong công cuộc làm trong sạch Đảng, trong sạch đội ngũ.

Với sự chỉ đạo lớp lang, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng, từ kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử…nhiều sai phạm “lẩn khuất” từ nhiều nhiệm kỳ trước đã bị đưa ra ánh sáng.

“Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”- hình ảnh sinh động, dân dã mà người đứng đầu Đảng ví von với công cuộc chống tham nhũng đã trở thành một biểu tượng chống tham nhũng.

Chỉ tính riêng năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 600 tổ chức đảng, hơn 24.000 đảng viên (tăng 12% về số đảng viên bị kỷ luật so với năm 2022). Trong đó, thi hành kỷ luật 459 đảng viên do tham nhũng, 8.863 đảng viên do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên có 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cũng trong năm 2023, các cơ quan chức năng đã cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 9 cán bộ diện Trung ương quản lý. Các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác hơn 360 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến cuối năm 2023, đã thi hành kỷ luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 22 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh trong các phiên họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: “Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chúng ta làm nhân văn, nhân ái, nhân tình, giáo dục, ngăn ngừa là chính, song nếu phải xử lý thì nghiêm minh đúng pháp luật và phù hợp với lương tâm, tình cảm của con người”.

Tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội để báo cáo kết quả kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, không phải xử nặng, không phải cách hết chức vụ mới là tốt. Vì đây là “cuộc đấu tranh nội bộ trong chính chúng ta, trong mỗi con người, cho nên phải làm kiên trì, làm bền bỉ, phương pháp đúng, nhân văn, chứ không phải cốt xử nặng. Khuyến khích ai đã trót nhúng chàm rồi thì rửa tay đi”.

Đây không chỉ là mệnh lệnh của người đứng đầu Đảng ta mà là thông điệp, là quyết tâm của Đảng, Nhà nước tỏ rõ sự không khoan nhượng với nạn tham ô, tham nhũng, với những quan chức đã thoái hóa.

Tinh thần nhân văn, nhân ái, nhân tình của Tổng Bí thư đã được cụ thể hóa trong xử lý các vụ án gần đây, điển hình là vụ Việt Á. Các cơ quan chức năng đã phân hóa và nghiêm trị những người có chức vụ, quyền hạn đã tác động, chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định, đem lại lợi ích cho mình và công ty Việt Á; xử nghiêm kẻ chủ mưu, người cầm đầu, người rắp tâm vì động cơ vụ lợi, chiếm đoạt số tiền lớn.

Bài viết liên quan

Startup Tinh Bột Kháng: Một năm sau màn gọi vốn trên Shark Tank

Thái Nam

Trở lại đầy ngoạn mục: Nguyễn Cao Kỳ Duyên giành cú đúp vương miện tại Miss Universe Vietnam 2024

admin

Lãi suất tăng cao – Bóp nát ước mơ an cư, lạc nghiệp

Thái Nam

Để lại một bình luận