Doanh nhânKinh doanhKinh tế

‘Vua tôm’ Minh Phú (MPC): Lãi quý II giảm 40% dù doanh thu tăng ấn tượng

Sau khi xin hoãn công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 hồi cuối tháng 7, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) mới đây đã công bố báo cáo tài chính kèm theo giải trình chênh lệch lợi nhuận.

Về kết quả kinh doanh, trong quý II/2022, MPC ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 4.491 tỷ đồng, tăng 36% so với mức thực hiện cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm ngoái ghi nhận doanh thu thuần 3.392 tỷ đồng). Trừ giá vốn, lợi nhuận gộp trong kỳ đạt 893 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt 20% so với mức 17% cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm xuống 15 tỷ đồng từ mức 24 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi phí tài chính tăng gần 7 lần lên 86 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh, lần lượt tăng 150% và 135% lên 467 tỷ đồng và 192 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 163 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 168 tỷ đồng, giảm 47,5%. Lợi nhuận sau thuế đạt 150,5 tỷ đồng, giảm 40%.

Giải trình về mức lợi nhuận hợp nhất quý II giảm mạnh so với cùng kỳ 2021, MPC đưa ra hai nguyên nhân là trong kỳ dự phòng các khoản phải thu khó đòi và chi phí tài chính tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, MPC báo cáo doanh thu thuần 8.730 tỷ đồng, tăng 43% so với 6 tháng năm 2021. Lợi nhuận gộp đạt 1.384 tỷ đồng, tăng 71%. Biên lãi gộp tăng lên 16% từ mức 13% cùng kỳ năm ngoái. 

Do chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong kỳ, lợi nhuận trước thuế 6 tháng của MPC chỉ đạt 274 tỷ đồng, giảm 23% so với mức thực hiện 356 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 242 tỷ đồng, giảm 12%.

Về tình hình tài chính, tính đến thời điểm 30/6/2022, MPC báo cáo tổng tài sản tăng gần 14% so với đầu năm lên 10.862 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 8,249 tỷ đồng, tương đương 76% tổng tài sản, còn lại 2.613 tỷ đồng là tài sản dài hạn. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, mục hàng tồn kho chiếm 5.043 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm, trong đó 4.744 tỷ đồng là thành phẩm, hàng hóa. Tiền và các khoản tương đương tiền cũng tăng vọt 46% lên 713 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 50% lên 467 tỷ đồng, trong đó toàn bộ 463,2 tỷ đồng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ngắn hạn là tiền gửi các kỳ hạn ngắn, lãi suất năm dao động từ 3,9% đến 7,5%.

Nợ phải trả của MPC tính đến 30/6/2022 đạt 5.613 tỷ đồng, tăng 38% so với đầu kỳ. Trong đó, 96,6% tương đương 5.421 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, còn lại nợ dài hạn chỉ 192 tỷ đồng.

Vay và nợ thuê tài chính (cả ngắn hạn và dài hạn) là 4.148 tỷ đồng, tương đương 74% tổng nợ. Trong đó 3 khoản vay ngắn hạn của MPC với tổng trị giá gần 4.100 tỷ đồng nằm ở 3 ngân hàng: VietinBank chi nhánh Cà Mau (2.403 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm), Vietcombank chi nhánh Cà Mau (1.341 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm) và BIDV chi nhánh Cà Mau (355 tỷ đồng, tăng từ mức chỉ 1,37 tỷ đồng vào đầu năm).

Ngoài ra, 1 khoản vay dài hạn của MPC tại Vietcombank trị giá 48,6 tỷ đồng được dùng để đầu tư phân xưởng sản xuất tôm tẩm bột thuộc nhà máy Minh Phú Hậu Giang, thời hạn tối đa 66 tháng và được đảm bảo bằng toàn bộ tài sản hình thành từ vốn tự có, vốn vay và vốn phát sinh thuộc dự án này.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tính đến 30/6/2022 của doanh nghiệp là 1,07 lần.

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong kỳ 6 tháng đầu năm, cả dòng tiền kinh doanh và dòng tiền đầu tư của MPC vẫn đang âm. Cụ thể, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm gần 33 tỷ đồng, giảm từ mức âm 867 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 630,5 tỷ đồng từ mức âm 223 tỷ đồng cùng kỳ, chủ yếu do mức tăng gần gấp đôi tại khoản mục Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. v

Bù lại, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương 885 tỷ đồng nhờ Tiền vay ngắn hạn, dài hạn ghi nhận 8.068 tỷ đồng, đủ bù đắp Tiền chi trả nợ gốc vay 7.183 tỷ đồng.

Trước đó, trả lời báo chí, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Lê Văn Quang cho biết đến khoảng giữa tháng 7, giá cước vận tải biển cập nhật cho thấy đà giảm đang tiếp tục trong bối cảnh lạm phát cao và tiêu thụ kém ở tất cả các thị trường. Cụ thể, giá cước đã bao gồm các loại phụ phí tới Los Angeles (bờ tây nước Mỹ) là 8.100 USD/container 40 feet; giá đi New York/New Jersey (bờ đông nước Mỹ) là 11.307 USD/container 40 feet.

Tuy nhiên trong nước, 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu tăng cao đã làm chi phí sản xuất từ vận tải đến nguyên vật liệu tăng từ 10 – 20%, làm giá cả hàng hóa nội địa càng trở nên đắt đỏ hơn so với trước. “Bây giờ để “kéo” một container hàng 40 feet từ Cà Mau đến cảng Cát Lái mất tổng cộng khoảng 10 triệu đồng”, ông Quang thông tin. 

Bài viết liên quan

Volkswagen – Biểu tượng ô tô nước Đức bị dồn vào đường cùng

Thái Nam

VinFast công bố giá thuê pin tại thị trường Mỹ và kích hoạt giao dịch NFT

Thái Nam

Jungle Boss – Startup “đu dây” sau 1 năm ký hợp tác đầu tư với Shark Hưng nhưng vẫn chưa được xuống tiền

Thái Nam

Để lại một bình luận