Doanh nghiệp

Cô giáo Nguyễn Thị Phương nuôi dưỡng kiên trì và bảo tồn giá trị truyền thống qua nghệ thuật viết chữ đẹp

TCDN24H – Trong thời đại số hóa, khi chữ viết tay dần bị thay thế bởi công nghệ, nghệ thuật viết chữ đẹp được cô giáo Nguyễn Thị Phương tận tâm cống hiến hơn 20 năm để truyền dạy nét đẹp của chữ viết truyền thống. Chữ viết tay không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn mang theo hơi thở và tâm hồn của người viết, điều mà công nghệ khó có thể thay thế.

Vai trò đặc biệt của chữ viết tay trong thời đại kỹ thuật số

Giữ vai trò Giám đốc Công ty Phát triển Giáo dục Hoài Phương tại Thủ Dầu Một, Bình Dương, cô Phương đã khởi đầu hành trình gìn giữ chữ viết đẹp từ những ngày đầu giảng dạy học sinh đội tuyển tiểu học. Niềm đam mê với từng nét chữ đã phát triển thành sứ mệnh gắn bó, thôi thúc cô tạo dựng trung tâm luyện chữ của riêng mình. 

Cô giáo Nguyễn Thị Phương và hành trình 20 năm luyện chữ đẹp
Cô giáo Nguyễn Thị Phương và hành trình 20 năm luyện chữ đẹp

Với cô, giữ gìn nét đẹp chữ viết tay là cách bảo vệ giá trị truyền thống của dân tộc và cũng là cách giữ nước. Bởi khi hiểu rõ giá trị này, mỗi người sẽ tự hào và có ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Vậy nên, trong bối cảnh công nghệ thông tin hiện hành, chữ viết tay vẫn giữ một vai trò đặc biệt. Chữ viết tay còn có sức mạnh trong việc biểu lộ tính cách cá nhân. Một nét chữ đẹp, ngay ngắn, tạo dựng phong thái tự tin và tỉ mỉ, đây cũng chính là lợi thế trong công việc, đặc biệt với những nghề đòi hỏi tính cẩn trọng như giáo viên. 

Trung tâm luyện chữ đẹp Hoài Phương

Theo đuổi nghệ thuật chữ đẹp viết tay, cô Phương hướng dẫn học sinh hiểu rằng quá trình luyện chữ không chỉ là học kỹ thuật viết mà còn là rèn luyện sự kiên trì và tập trung. Những người dành tình yêu cho chữ viết thường sở hữu tính cách điềm đạm, cẩn thận và nhẫn nại, từ đó đạt được hiệu quả cao hơn trong học tập và công việc. Cô khuyến khích học sinh thấy được giá trị của những nét chữ ngay ngắn, đẹp mắt, đồng thời giúp các em xây dựng tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm – những phẩm chất cần thiết để thành công trong cuộc sống.

Cô giáo Nguyễn Thị Phương cùng đội ngũ giáo viên nhiệt huyết

Phương pháp rèn luyện và truyền cảm hứng

Từ những ngày đầu đứng trên bục giảng, cô Phương luôn tận tâm khơi dậy niềm yêu thích chữ đẹp trong lòng học sinh. Cô cho rằng trong thời đại số hóa, khi chữ viết tay dần bị xem nhẹ, người giáo viên phải là nguồn cảm hứng lớn nhất cho học trò. Cô tận tụy cùng học sinh rèn con chữ, khuyến khích sự nỗ lực dù chỉ là nhỏ nhoi, từ lời khen đúng mực đến các câu chuyện về những tấm gương nổi tiếng như Bác Hồ, giáo sư Nguyễn Duy Cương hay nhà văn Cao Bá Quát, những người từng để lại dấu ấn qua chữ viết của mình. Cô tin rằng việc khen ngợi đúng cách sẽ giúp các em thêm kiên trì, nhận ra giá trị từ từng nét bút và từ đó kiên nhẫn rèn luyện mỗi ngày.

Gìn giữ giá trị và vẻ đẹp của chữ viết tay

Hai học sinh đặc biệt đã để lại dấu ấn sâu sắc trong cô Phương. Một em học sinh lớp 3C, dù ban đầu chữ viết xấu, nhưng với sự kiên trì động viên của cô, đã có sự thay đổi ngoạn mục, khiến cả giáo viên trong trường phải ngạc nhiên. Người thứ hai là cô giảng viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, khi nhận thấy giá trị của chữ viết tay trong công việc, đã mời cô cải thiện cho nhân viên của mình. Chính từ đây, cô càng nhận ra rằng mình đang đi đúng con đường và càng quyết tâm hơn trong sứ mệnh bảo tồn giá trị chữ viết tay. 

Trung tâm Luyện chữ đẹp Hoài Phương tận tâm đồng hành cùng hàng trăm học sinh trên chặng đường rèn nét chữ, luyện nết người
Trung tâm Luyện chữ đẹp Hoài Phương tận tâm đồng hành cùng hàng trăm học sinh trên chặng đường rèn nét chữ, luyện nết người

Đồng hành cùng hàng trăm ngọn lửa nhiệt huyết và tiếp tục lan tỏa giá trị văn hóa chữ đẹp viết tay

Luyện chữ đẹp không phải là hành trình dễ dàng. Cô Phương thường thấy các em gặp khó khăn trong việc cầm bút đúng cách, tư thế ngồi và chưa có tính cẩn thận cần thiết. Những khó khăn này không chỉ làm cho chữ viết kém đẹp mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Để khắc phục, cô kiên trì hướng dẫn lại từ đầu, điều chỉnh tư thế ngồi và cách cầm bút. Đồng thời, cô làm gương và không ngừng truyền động lực để các em thấy giá trị của chữ đẹp trong cuộc sống hàng ngày.

Cô Phương nhắn nhủ đến các bậc phụ huynh: “Chữ viết là kỹ năng theo suốt cuộc đời, vì vậy đừng bỏ qua việc chú trọng đến chữ viết của con ngay từ những năm đầu Tiểu học. Đây là giai đoạn nền tảng, nếu không tập trung sớm, việc cải thiện sau này, khi con lên cấp 2, cấp 3, hay thậm chí khi trưởng thành sẽ rất khó khăn”.

Khép lại chuyên mục kỳ này, chúc cô Phương luôn giữ vững ngọn lửa đam mê và tinh thần tận tâm với sự nghiệp giáo dục, tiếp tục truyền cảm hứng và dìu dắt nhiều thế hệ học sinh trên con đường rèn chữ, rèn người. Mong rằng sứ mệnh bảo tồn chữ viết đẹp của cô sẽ tiếp tục lan tỏa, mang lại những giá trị bền vững và ý nghĩa cho cộng đồng giáo dục và toàn xã hội. Chữ viết là một di sản văn hóa đáng tự hào, mà mỗi người chúng ta đều có thể chung tay gìn giữ để lưu truyền cho thế hệ mai sau.

Bài viết liên quan

CEO Nguyễn Quán Phúc và hành trình xây dựng thương hiệu phòng tập thể hình chuyên nghiệp tại Thanh Hóa

admin

Victory’s Studio – Chụp ảnh kỷ yếu hàng đầu tại Nam Định 

Thái Nam

PVN và các công ty con thiết lập Kỷ lục doanh thu

Thái Nam

Để lại một bình luận